Hyundai tạo ra một mẫu xe SUV Compact hạng B để nhắm tới các đối tượng là khách hàng trẻ tuổi sống ở các đô thị hiện đại nên kiểu dáng của xe Huyndai Kona khá lạ và trẻ trung. Nhưng chính vì cái trẻ trung đó nên những người hơi đứng tuổi hoặc không có gu thời gian hiện đại sẽ cảm thấy Kona hơi “trẻ quá mức cho phép.” Các mảng tạo hình gồ ghề khiến phần ngoại thất trông hơi hầm hồ, điều này khiến Kona phù hợp với nam giới nhiều hơn.
Nhưng mà lợi thế của Kona đó là nó có thiết kế dạng SUV nên gầm cao, góc tiếp trước 17 độ và góc thoát sau 29 độ; các bạn có thể leo lề hay đi ở Sài Gòn mà lỡ có ngập nước chút thì cùng không sao. Rõ ràng những chiếc xe có thiết kế kiểu crossover hay SUV đang là xu thế, ngay cả khi sử dụng trong đô thị.
Một cái lạ của Hyundai Kona nữa đó là phần đầu xe với bộ cục đèn khác với thông thường. Cụm đèn DRL được đặt lên phía trên ngay sát nắp ca-pô, kèm với đèn báo rẽ. Trong khi toàn bộ cụm đèn pha công nghệ Bi-LED được đẩy xuống dưới. Đèn pha Bi-LED trên KONA cho cả 2 chế độ pha-cos.
Phần đuôi xe đẹp nhất là ở 2 cụm đèn hậu; kéo xuống phía dưới cản thì lại hơi nhiều chi tiết và trông hơi mạnh mẽ. Phần mảng ốp kéo dài từ trên hốc bánh xe sau ra tận đuôi xe, ôm lấy cụm đèn cản, báo rẽ và lùi xe.
Những người thích sự đơn giản hoặc đứng tuổi nhìn Kona có thể sẽ thấy hơi rối nhưng nếu trẻ tuổi thì có khi lại thích sự lạ mắt của nó. Với Hyundai Kona thì em nghĩ các bác xem hình trên mạng sẽ có cảm giác rất khác khi ra showroom coi xe.
Về nội thất
Về không gian nội thất thì em thấy Hyundai Kona tương đương với Ford EcoSport 2018. Cảm giác ngồi lên Kona thì phần trần xe có thấp hơn so với EcoSport nhưng về không gian xung quanh lại rộng hơn. Tất nhiên khác biệt là không nhiều lắm đâu.
Theo thông số thì kích thước của Hyundai Kona (D x R x C) lần lượt là 4.165 x 1.800 x 1.565 mm; chiều dài cơ sở 2.600 mm. Còn kích thước của Ford EcoSport (D x R x C) là 4.325 x 1.755 x 1.665 mm; chiều dài cơ sở 2.520. Có thể thấy phần chiều cao của EcoSport nhỉnh hơn Kona nhưng chiều dài trục cơ sở thì lại ngắn hơn. Về chiều dài tổng thể thì EcoSport tính luôn cả bánh xe dự phòng treo phía sau nên nó dài hơn Kona.
Về thiết kế khoang lái thì em thấy Hyundai làm Kona theo phong cách trẻ trung nhưng lại chưa hợp mắt với em lắm. Em thích mấy thứ sắc cạnh, mạnh mẽ, nhưng phần táp-lô của Kona thì lại hơi bầu tròn, viền màn hình dày,… Tuy nhiên cái này lại tuỳ sở thích mỗi người nên em không dám phán xét. Có thể có người sẽ thích Kona, nhưng có người lại không.
Chất liệu nội thất của Hyundai Kona bao gồm da và nhựa. Trên táp-lô thì đa số là nhựa; vô-lăng và ghế được bọc da. Ghế lái chỉnh điện 10 hướng cũng là một tính năng tiện lợi cho Kona.
Màn hình trung tâm của Hyundai Kona có kích thước 8”, cảm ứng. Màn hình này tích hợp camera lùi cùng hệ thống dẫn đường được Hyundai phát triển dành riêng cho thị trường Việt Nam. Cái mình không thích khi nhìn vào màn hình này là những nút bấm được bố trí 2 bên. Nó làm cho viền màn hình dày lên nhiều, mất đi vẻ hiện đại và sang trọng; mặc dù công năng sử dụng là hoàn toàn ổn.
Hệ thống giải trí trên xe tích hợp bộ xử lý Arkamys Premium Sound với DAC giải mã kỹ thuật số chuẩn 24bit cùng 6 loa bố trí xung quanh xe. Các kết nối gồm có Apple CarPlay, AUX/USB/Bluetooth. Nhìn chung các kết nối đầy đủ và chất lượng âm thanh ở mức chấp nhận được đối với những mẫu xe trong tầm giá này.
Vô-lăng có thiết kế dạng thể thao 3 chấu, điều chỉnh 4 hướng tích hợp nhiều nút bấm cho các hệ thống thông tin giải trí, Cruise Control, thoại rảnh tay,… Các tiện nghi khác gồm khởi động nút bấm Start/Stop Engine, gương chiếu hậu chống chói ECM, cửa số chống kẹt, khoá cửa tự động theo tốc độ,…
Đặc biệt, phiên bản Hyundai Kona 1.6 Turbo được trang bị chuẩn sạc không dây Qi, có thể sạc pin cho những loại điện thoại cao cấp như iPhone X, Xs, Samsung S9, Note 8,…
Khoang hành lý của Kona mình nghĩ là đủ cho những chuyến đi, kể cả là xa hay mang nhiều đồ. Còn nếu muốn tăng khả năng chở hàng thì có thể gập ghế sau theo tỉ lệ 60:40 để mở rộng dung tích chứa đồ lên mức 1.296 lít.
Động cơ Atkinson MPI 2.0L cho công suất tối đa 149 mã lực tại 6.200 vòng/phút; mô-men xoắn cực đại 180 Nm tại 4.500 vòng/phút; đi cùng hộp số tự động 6 cấp.
Động cơ Gamma 1.6T-GDI cho công suất tối đa 177 mã lực tại 5.500 vòng/phút; mô-men xoắn cực đại 265 Nm tại 1.500 – 4.500 vòng/phút. Phiên bản Turbo đi kèm hộp số ly hợp kép 7 cấp DCT. Tất cả các phiên bản đều được trang bị hệ thống Drive Mode với 3 chế độ Comfort – Eco – Sport.
Và nếu muốn một chiếc Kona mạnh hơn, bốc hơn thì có thể chọn phiên bản động cơ 1.6 Turbo. Với động cơ này thì sức mạnh được tăng thêm 28 mã lực và đặc biệt đi kèm với hộp số 7 cấp ly hợp kép DCT. Cảm giác khác biệt là khá rõ ràng, phiên bản 1.6 Turbo nhạy hơn ở chân ga, đạp nhẹ là chiếc xe vọt lên nhưng sẽ kèm theo tiếng gằn động cơ nhiều hơn. Và chắc chắn là phiên bản này cũng sẽ hao xăng hơn nữa. Hộp số 7 cấp ly hợp kép cho khả năng chuyển số nhanh và mượt mà hơn so với hộp số 6 cấp ở bản 2.0AT.
Về cách âm thì Kona cũng ở mức chấp nhận được trong phân khúc của nó. Hyundai trang bị cho Kona bộ bánh mâm kích thước tới 18”; lớn hơn so với các đối thủ; cùng bộ lốp 235/45R18 của Hancook. Lốp của Kona là tương đương với Santa Fe và mâm cũng lớn nên nhìn xe đẹp hơn. Tuy nhiên có thể sẽ ảnh hưởng chút ít để vấn đề tiếng ồn lọt vào trong xe.
Những công nghệ an toàn mình đánh giá cao là Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS, hệ thống ổn định chống trượt thân xe VSM, hệ thống cân bằng điện tử ESC, hệ thống cảnh báo điểm mù BSD và hệ thống hiển thị áp suất lốp từng bánh xe TPMS. Đây những tính năng an toàn quan trọng để đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe. Các bạn cũng nên cân nhắc về vấn đề an toàn khi lựa chọn xe.
Tại thị trường Việt Nam thì Hyundai KONA có 6 lựa chọn màu sắc bao gồm Đen, Trắng, Đỏ, Bạc, Vàng Cát và Xanh dương. Xe được bảo hành 3 năm hoặc 100.000 km, tuỳ điều kiện nào đến trước.
Các bạn có thể tham khảo các thông tin khác tại đây
Review Stereo pre ampli Audia Flight Strumento n°1 MK2
Mộc Yên