Hoàn hảo trên mọi phương diện đó là mẫu loa Sonus Faber IL Cremonese EX3ME

Thật khó có một audiophile nào trên thế giới nói rằng mình không biết ít nhất một sản phẩm của Sonus Faber. Được thành lập từ năm 1980, tuy chưa phải là cái tên lâu đời nhất thế nhưng Sonus Faber lại là thương hiệu âm thanh nổi tiếng nhất của Ý. Trải qua hơn 40 năm hoạt động, hãng vẫn giữ nguyên triết lý “chất lượng là yếu tố được đặt lên hàng đầu và quyết định sự thành công của một mẫu loa”. Đó cũng là lý do vì sao toàn bộ quy trình lắp đặt, sản xuất và hoàn thiện sản phẩm của Sonus Faber được thực hiện 100% tại Ý. Ngoài việc chú trọng vào chất lượng, hãng còn rất quan tâm đến thiết kế bên ngoài của loa. Đối với Sonus Faber, một mẫu loa phải đẹp cả về mặt chất âm lẫn hình thức. Với một thương hiệu có bề dày lịch sử đến như vậy thì nghiễm nhiên Sonus Faber sẽ phải có những mẫu sản phẩm được giới audiophile tôn vinh là huyền thoại và IL Cremonese chính là một trong số đó. Ra mắt lần đầu tiên vào năm 2015, mẫu siêu loa này đã tạo nên những chuẩn mực âm thanh hoàn toàn mới. Sau 6 năm kể từ ngày ra đời, mẫu loa này giờ đây đã được làm lại với cái tên mới đó là loa Sonus Faber IL Cremonese EX3ME.

Sonus FaberIL Cremonese EX3ME

Loa Sonus Faber IL Cremonese EX3ME sở hữu nét đẹp không tì vết

Vẫn giữ cho mình form dáng cao lớn, IL Cremonese EX3ME sở hữu chiều cao lên đến 1450mm cùng chiều sâu và rộng lần lượt là 398 x 622mm. Điều này sẽ dẫn tới việc mẫu loa có trọng lượng là vô cùng lớn. Cụ thể, mỗi loa có cân nặng rơi vào khoảng 84kg và audiophile sẽ rất vất vả mới có thể hoàn thiện khâu setup cho EX3ME.

Phần thùng loa tiếp tục sử dụng cấu trúc đa giác “Rhomboidal” nhằm hạn chế việc tạo sự song song giữa các bề mặt. Chi tiết này sẽ giúp giảm thiểu sự hình thành nhiễu âm do hiện tượng sóng đứng gây ra. Loa có thiết kế hơi ngả ra phía sau và điều này sẽ tạo sự đồng pha giữa các dải âm, dễ dàng mở rộng điểm ngọt cho âm thanh.

Sonus FaberIL Cremonese EX3ME dep

Ngoài gỗ sơn mài thì phần thùng loa của IL Cremonese EX3ME còn được sản xuất từ chất liệu nhôm. Để loa trở nên đẹp hơn thì đội ngũ kỹ sư của Sonus Faber còn tiến hành bọc da và ốp thêm kính cường lực ở mặt ngoài. Loa sẽ có hai tùy chọn màu sắc là Red Violin & Walnut. Đây đều là những gam màu ấm giúp tạo sự sang trọng cho căn phòng nghe.

Gắn cố định vào phần mặt đáy là bộ chân đế làm bằng hợp kim có tác dụng loại bỏ mọi rung chấn, đem lại sự cân bằng và vững vàng cho loa khi nó hoạt động hết công suất. Để âm thanh (đặc biệt là dải trầm) có độ chắc tiếng và lắng đọng hơn thì loa Sonus Faber IL Cremonese EX3ME được tích hợp công nghệ Stealth Reflex tiên tiến. Về phần kết nối, loa sử dụng 4 cầu nối loa nên audiophile có thể thiết lập kết nối bi-wire hoặc bi-amp với hệ thống khuếch đại.

Những đặc điểm kỹ thuật nổi bật của loa Sonus Faber IL Cremonese EX3ME

Sở hữu cấu trúc phân tần dạng 3.5 đường tiếng, mỗi chiếc IL Cremonese EX3ME được Sonus Faber trang bị cho cụm driver gồm có 1 driver tweeter đường kính 30mm, 1 driver midrange đường kính 150mm, 2 driver woofer đường kính 180mm được bố trí ở mặt trước và 2 driver infra-woofer có đường kính 220mm đặt ở bên hông. Cách sắp xếp như vậy được cho là sẽ cải thiện độ mở của sân khấu âm thanh.

Mặc dù mạch phân tần trên mẫu loa Sonus Faber IL Cremonese EX3ME vẫn dựa trên nền tảng Paracross Topology song việc sử dụng thêm hệ thống tụ điện Mundorf hoàn toàn mới giúp giảm thiểu việc sản sinh nhiễu nền, nhờ đó mà phần trường âm trở nên tĩnh lặng hơn.

Để cải thiện chất âm thì cụm driver này được làm mới đôi chút. Đầu tiên là driver tweeter có phần dome làm bằng chất liệu beryllium và phủ bên ngoài một lớp hợp chất kim cương – carbon. Điều này khiến cho dải âm cao được tái tạo chi tiết, chuẩn xác hơn và hạn chế hiện tượng vỡ tiếng. Phối hợp cùng driver tweeter để trình diễn phần vocal là driver midrange có màng loa làm từ hợp chất giấy cellulose pulp. Chất liệu này sẽ khiến cho trung âm được làm mềm và trở nên mượt mà, uyển chuyển hơn.

Sonus FaberIL Cremonese EX3ME chat

Cũng có màng loa cấu thành từ chất liệu giấy cellulose pulp nhưng do có cấu trúc sandwich nhiều lớp nên âm thanh do driver woofer cung cấp sẽ có độ động tốt hơn. Cuối cùng là cặp driver infra-woofer sử dụng vật liệu chế tạo hoàn toàn mới có tên là nanocarbon. Đây là loại vật liệu có độ cứng cao nhưng trọng lượng lại vô cùng nhẹ nên tốc độ đáp ứng sẽ trở nên nhanh nhạy, linh hoạt hơn.

Cụm driver này cho phép loa Sonus Faber IL Cremonese EX3ME tái tạo chính xác các tín hiệu âm thanh nằm trong dải tần 25Hz – 35kHz với độ nhạy rất cao, lên tới 92dB. Lời khuyên của chúng tôi dành cho những ai đang có ý định sở hữu đôi loa này đó là nên phối ghép nó cùng các hệ thống khuếch đại hoạt động ở trở kháng 4Ohm và sở hữu công suất dao động từ 100W đến 800W.

Hội tụ các công nghệ cốt lõi và có vẻ ngoài pha trộn giữa sự hiện đại với cổ điển, đôi loa IL Cremonese EX3ME rất xứng với danh hiệu đầu bảng của thương hiệu Sonus Faber.

Yên Vũ

Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác tại đây

Cách chỉnh ampli nghe nhạc thế nào để tối ưu nhất