Về bộ phim
Pete Docter – một đạo diễn tài năng, cha đẻ của các bộ phim hoạt hình nổi tiếng như Up hay Wall-E vừa thông báo trở lại và đưa người xem vào một cuộc phiêu lưu mới: Inside Out. Bộ phim xoay quanh cuộc sống và những gì mà cô bé 11 tuổi Riley ( Kaitlyn Dias ) phải trải qua. Bước ra khỏi cuộc sống bình yên nơi Minnesota cả gia đình cô bé phải chuyển tới California nơi mà Riley đang phải cố gắng thích nghi với những thứ xô bồ tấp nập. Lúc này những cảm xúc lẫn lộn đã bắt đầu len lỏi trong tâm trí và dần chi phối mọi cảm xúc bên trong Riley. 5 cảm xúc chính là Joy – niềm vui (Amy Poehler) , Sadness – nỗi buồn (Phyllis Smith), Fear – sự sợ hãi (Bill Hader), Anger – giận dữ (Lewis Black) và Disgust- sự kiêu ngạo, chảnh chọe (Mindy Kaling). Chính vì sự chi phối này đã khiến Riley dường như bị lạc lối, cuộc sống của cô bé bị xáo trộn nhất là khi Sadness – nỗi buồn quay lại và chạm tới mọi kỉ niệm , những kí ức trước đây mà Riley từng trải qua khiến cô bé mất kiểm soát và làm ra những chuyện tai hại. Mọi kí ức giờ đây đều trở thành nỗi buồn, một màu xanh ảm đạm. Cô bé nhớ về những ngày cùng với cha chơi bộ đồ chơi Hockey khi ấy chẳng cần lo nghĩ gì về những thứ xung quanh. Khi ấy Joy – niềm vui đã có một biện pháp cực đoan đó là lấy lại tất cả những kí ức của Riley thế nhưng đây cũng chính là lúc tai họa xảy đến. Cả Joy và Sadness đều bị hút ra khỏi bộ não Riley, họ phải du hành đến những vùng đất khác và sửa chữa mọi kí ức trong đầu cô bé. Giờ đây mọi cảm xúc chi phối trong tâm hồn cô gái nhỏ 11 tuổi chỉ còn là Fear – sự sợ hãi, Disgust – sự kiêu ngạo, chảnh chọe và Anger – giận dữ.
Hành trình của Joy và Sadness hay cuộc hành trình của Riley trong việc cân bằng lại cảm xúc và tìm lại những kí ức trước đây có thể chạm tới xúc cảm sâu nhất trong tâm hồn mỗi người bởi nó quá gần gũi quá chân thực. Trong cuộc hành trình ấy, có lúc Niềm vui và Nỗi buồn cũng gặp lại những người bạn cảm xúc như mình đã bị Riley lãng quên từ lâu đó là người bạn tưởng tượng xuất hiện trong tuổi thơ của Riley – Bing Boong ( Richard Kind ) hiện thân hình ảnh chú voi lai cá heo màu hồng ngộ nghĩnh. Trong phim Nỗi buồn không biết chắc nhiệm vụ của mình là gì thế nhưng vẫn cùng với những người bạn cảm xúc khác tìm đường trở về cơ quan đầu não chi phối cảm xúc của chủ nhân mình trước khi quá muộn. Bởi giờ đây các yếu tố xây dựng nên tính cách của Riley đang dần sụp đổ, đó là đảo tình bạn.
Pixar đã quay trở lại và bùng nổ trong tạo hình cũng như diễn xuất của nhân vật. Kể từ sau Toy Story 3 thì có thể nói đây chính là bộ phim được khán giả đón nhận nồng nhiệt nhất. Nó đã khiến Pixar trở lại với quyền năng của mình: khiến khán giả cùng khóc , cùng cười, cùng nhớ lại những kí ức tươi đẹp đã bị mất đi. Từ sau khi gia nhập vào gia đình Disney năm 2006 và sản xuất được những bộ phim hoạt hình để đời như Up hay Wall-E, pixar bắt đầu xa sút minh chứng là các bộ phim tiếp theo được hãng sản xuất như Cars 2 hay Monster đều không được đánh giá cao trong các giải đề cử Oscar. Trong bối cảnh đó sự trở lại của đạo diễn Pete Docter và Inside Out chính là câu trả lời rõ ràng nhất và cũng là phần thưởng cho những khán giả lâu nay vẫn trung thành với Pixar. Bộ phim không chỉ dẫn dắt người đọc phiêu lưu đến vùng đất tìm về kí ức của 2 nhân vật đối lập là Sadness và Joy ( niềm vui và nỗi buồn ) mà đồng thời nó cũng giúp mỗi người xem tìm thấy chính mình trong đó. Sẽ có những lúc chúng ta phải vật lộn trong mớ cảm xúc hỗn độn , có thể chán nản , có thể mất niềm tin nhưng tuyệt đối không được bỏ cuộc mà phải luôn tìm về với những cảm xúc thật trong con người mình. Sau khi khai thác về các thế giới bên ngoài như thế giới đồ chơi, thế giới quái vật , thế giới biển cả giờ đây Pixar lại bắt tay vào nghiên cứu một thế giới nội tâm hơn nhưng cũng không kém phần thú vị: thế giới của xúc cảm bên trong con người. Inside Out chính là một cuộc phiêu lưu trong những mê cung kí ức nơi mà người xem sẽ được thấy những cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật Riley hay cuộc hành trình tìm đường trở về cơ quan đầu não của Niềm vui và Nỗi buồn.
Sự gần gũi thân thuộc mà Inside Out mang lại không chỉ đến từ những tầng ý nghĩa về gia đình mà còn ở những thông điệp mà đạo diễn Pete Docter gửi gắm. Người xem thực sự bị rung động khi cô bé Riley quyết tâm đấu tranh giữ lại những kí ức về bố mẹ và khi cô bé nghĩ rằng mình sẽ chẳng bao giờ tìm được sự bình yên cũng như hạnh phúc mà vùng đất Minnesota mang lại thế nhưng Riley vẫn đang vật lộn từng giờ và thậm chí đã từng làm tổn thương mẹ khi cố gắng tìm lại những điều hạnh phúc nhỏ nhoi đó tại cái nơi Califonia xa lạ này. Và ở đoạn kết , khi mà Joy nhận ra những kí ức của Riley cũng cần đến Nỗi buồn mặc dù không để nó chi phối hoàn toàn thế nhưng thử nghĩ mà xem tại sao những giọt nước mắt lại có thể xuất hiện vào những khoảnh khắc xúc động nhất , tại sao nó có thể làm vơi đi nỗi buồn , sẽ ra sao nếu như cuộc sống chỉ có toàn niềm vui? Phải chăng thông điệp mà bộ phim này đưa tới chính là nhắn nhủ chúng ta rằng cuộc sống lúc nào cũng có những mặt đối lập và chúng ta phải biết cân bằng chúng để không có cảm xúc riêng biệt nào có thể hòa toàn chi phối mình.
Inside Out đến với người xem dưới định dạng 3D CG (kĩ xảo điện ảnh) được mã hóa ở 2 loại đĩa Blu-ray và Blu-ray 3D tạo cho hình ảnh có chiều sâu và các nhân vật trông có hồn hơn. Vẫn như cách mà Pixar đã làm với các sản phẩm hoạt hình trước của mình Inside Out không quá phô trương về mặt hình ảnh phải chăng chính điều đó đã tạo được sự gần gũi và thân thuộc đối với người xem. Không phải tự nhiên mà tạo hình nhân vật Sadness – nỗi buồn được lấy là màu xanh hay nhân vật Anger – giận dữ lại là màu đỏ , Joy – niềm vui là màu vàng… tất cả đều được Pete Docter cùng với 2 đồng sự của mình nghiên cứu nhằm có những nguyên mẫu chân thực nhất đễ chạm đến người xem nhất. Các hiệu ứng hình ảnh như nhân vật đều có suy nghĩ hay chuyển động hay những chi tiết có thể nói là điên rồ nhất khi “ Joy và Bing Boong có gắng lái tên lửa thoát khỏi bãi chứa bộ nhớ “ tất cả tạo nên một bức tranh hoàn hảo có chiều sâu không chỉ khiến các em nhỏ thích thú theo dõi mà ngay cả người lớn cũng vậy. Ở định dạng 2D bộ phim trông nhiều màu sắc và chất lượng hình ảnh tươi sáng hơn không hề có những hiệu ứng về bóng mờ hay nhòe chi tiết. Chất lượng cung cấp cho người xem cũng ở mức tuyệt vời Video được mã hóa với độ phân giải 1080p trên đĩa Blu-ray và mức phân giải bình thường cho định dạng 3D.
chất lượng âm thanh
2 lựa chọn âm thanh vòm được cung cấp cho Inside Out , loa DTS-HD Master Audio 7.1 (48kHz/24-bit) kết hợp với DTS-HD High Resolution 5.1 (48kHz/24-bit) tạo cho người nghe những cảm giác chân thực nhất. Âm phát ra trong và sáng do tần số cao, các hiệu ứng âm thanh cân bằng không quá gắt hay quá trầm , mọi người khi xem tại rạp dù có ngồi ở vị trí nào thì vẫn có thể thuận tiện theo dõi chất lượng hình ảnh và âm thanh ổn định. Phân cảnh Joy, Sadness và Bing Boong đánh thức chú hề bị nhốt trong tiềm thức của Riley làm người xem phải cảm thấy thán phục tài năng khắc họa và tạo dựng của Pixar.
Đánh giá chung
Sự trở lại hoàn hảo và tuyệt vời nhất của Pixar được đánh giá cao về cả tạo hình và chất lượng nội dung câu chuyện. Inside Out chạm đến mọi giác quan của người xem từ những điều giản dị chân thực nhất. Với tất cả những điều đó , Inside Out đang trở thành một trong những ứng cử viên cho danh hiệu “ phim hoạt hình hay nhất “ của giải Oscar năm sau thậm chí có thể lọt vào danh sách “ phim hay nhất “ như những người anh em Up và Toy Story 3 đã làm được vào năm 2011 và 2013.
Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác tại đây
Nguyễn Hùng