So sánh hình thức chơi nhạc bằng đĩa CD và nhạc số

Trong một hệ thống nghe nhạc dù là hiend hay hifi thì ngoài loa được dùng để phát nhạc, ampli được dùng để khuếch đại tín hiệu thì một thiết bị vô cùng quan trọng khác nhưng được rất ít người dùng chú ý tới đó là thiết bị nguồn phát. Ở thế kỷ 20, người dùng Việt Nam thường sử dụng nguồn phát là những chiếc đầu đĩa than, đầu băng cối, … nhưng được ưa chuộng nhất phải nói đến chiếc đầu CD. Chắc hẳn không ít người sẽ thắc mắc vì sao lại là đầu CD. Theo như lời giải thích từ chuyên viên kỹ thuật tại đơn vị Audio Hà Nội thì thời bấy giờ đầu CD không chỉ sở hữu chủng loại, mẫu mã đa dạng mà còn có giá thành hợp lý với đại bộ phận người yêu nhạc Việt Nam thời bấy giờ.

dau CD

Tuy nhiên, thời thế dần thay đổi, do sự tiện dụng được đặt lên hàng đầu nên những chiếc đầu CD được rất ít audiophile để ý tới. Thay vào đó thì mọi người sử dụng nguồn phát là những chiếc DAC có kích thước gọn gàng hơn, lưu trữ được nhiều bài hát, bản nhạc hơn. Thế nhưng vẫn có một số lượng người dùng vẫn trung thành với việc nghe nhạc qua đầu CD bởi họ cảm thấy rằng chất lượng âm thanh của đĩa CD có phần tự nhiên, trong trẻo, giàu cảm xúc hơn những bản nhạc số khô cứng.

Chắc hẳn không ít người dùng sẽ tự đặt ra câu hỏi nghe nhạc qua đầu CD và bộ giải mã DAC thì đâu ra sự chọn lựa tốt nhất? Đĩa CD và nhạc số thì đâu là nguyên liệu nghe nhạc có chất lượng âm thanh hay nhất? Bài viết ngày hôm nay sẽ chủ yếu đi tìm lời giản cho câu hỏi số hai, còn câu hỏi số 1 thì sao? Bạn sẽ biết được đáp án ở bài viết lần sau nhé!

dau CD dep

Trước tiên ta cần tìm hiểu định nghĩa cũng như ưu nhược điểm của chúng. Đĩa CD là một loại đĩa quang thường được dùng để lưu trữ các dữ liệu âm thanh. Hiện nay trên thị trường tồn tại hai khái niệm là CD gốc đời đầu và CD fake được copy lại. Hai loại đĩa này có chất lượng khác nhau một trời một vực. CD gốc không những có tuổi thọ sử dụng lâu bền hơn mà chất âm của nó còn ấm áp, tình cảm và ngọt ngào hơn rất nhiều. Đặc biết nếu người dùng sắm cho hệ thống âm thanh của mình những chiếc đầu CD cao cấp như: Bladelius Gondul M MK.III, Esoteric K-03X hay PrimaLuna ProLogue Premium thì âm thanh của những chiếc đĩa CD sẽ hiện lên vô cùng tinh tế, trong trẻo và giàu cảm xúc. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của việc chơi nhạc bằng hình thức này đó là mỗi đĩa CD chỉ lưu trữ được rất ít bài hát vì thế người dùng phải bỏ ra khá nhiều chi phí và thời gian để tìm kiếm, sưu tầm chúng. Thậm chí có những đĩa CD nhạc vàng rất khó kiếm, cả dải đất hình chữ S chỉ có vài chiếc. Ngoài ra công đoạn bảo quản đĩa cũng rất kỳ công, nếu đĩa bị xước sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng âm thanh.

bo giai ma DAC

Những nhược điểm này lại được hình thức nhạc số khắc phục một cách vô cùng hiệu quả. Nhiều người sẽ tự hỏi, nhạc số được bắt nguồn từ đâu? Điều thú vị là phần lớn nó có nguồn gốc từ đĩa CD, bằng một phương pháp gọi là “rip”, người ta sẽ lấy nhạc ra với phân đuôi gốc là WAV hoặc nén lại để giảm dung lượng đi những vẫn bảo toàn được chất lượng nhạc gọi là lossless. File nhạc số muốn có chất lượng cao thì còn phải phụ thuộc vào đĩa CD. Nếu ở thời kỳ đầu nhạc số chưa được đánh giá cao hơn đĩa CD bởi vì nó được rip từ những đĩa CD chất lượng thấp nhưng hiện nay, nhiều bản nhạc số được nâng cấp chất lượng lên DSD hoặc Hires. Ưu điểm của nó nằm ở độ tiện dụng, mọi audiophile có thể dễ dàng tìm kiếm, chia sẻ nguồn nhạc số với nhau mà không mất quá nhiều thời gian. Thế nhưng nhiều người cho rằng âm thanh mà nó đem lại chưa có sức truyền cảm.

bo giai ma DAC chat

Theo như giải thích của chuyên viên kỹ thuật thì đây là một quan điểm khá sai lầm bởi chất lượng của đĩa CD gốc và file nhạc lossless gần như tương đương, kẻ tám lạng thì đây ngoài nửa cân. Việc âm thanh mà người nghe cảm nhận được chưa có độ ngọt, độ ấm là do người dùng trang bị những thiết bị nghe nhạc chưa tương xứng. Tại phòng nghe của đơn vị Audio Hà Nội ở tầng 10 tòa nhà Grand Building, số 30 -32 Hòa Mã, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, chuyên viên kỹ thuật đã cho người dùng trải nghiệm nghe nhạc số qua hai model DAC khác nhau đó là T+A DAC 8 DSD và Cambridge DAC Magic 100, các thiết bị khác như loa, ampli, dây dẫn đều có mẫu mã giống hệt nhau. Người dùng khôgn thể phủ nhận rằng chất âm của T+A DAC 8 DSD không chỉ có độ chi tiết, sắc nét hơn mà ngay cả độ nhạc tính, truyền cảm cũng tốt hơn rất nhiều. Và xin thưa rằng, hai sản phẩm này nằm ở hai phân khúc giá khác nhau, Cambridge DAC Magic 100 có tầm giá dưới 10 triệu đồng còn bộ giải mã của T+A thì có giá bán hơn 80 triệu đồng.

Có một câu nói vui của chuyên viên kỹ thuật tại Audio Hà Nội mà chúng tôi rất tâm đắc, đó là: Đĩa CD và nhạc số được ví như miếng thịt và con cá, chúng có ngon hay không nằm ở việc ta chế biến chúng như thế nào?

Các bạn có thể tham khảo các thông tin khác tại đây

Review Đầu CD Bladelius Gondul M MK III

Doãn Phương