Làm thế nào để phân biệt các loại kim đĩa than và mâm đĩa than

Hiện nay việc nghe nhạc bằng nguồn âm thanh số đang ngày càng trở nên hiện đại, đơn giản và tiện dụng, thì ngược lại, nguồn âm analog từ đĩa than vẫn luôn yêu cầu sự chau chuốt và tỉ mỉ vốn có trong cách sử dụng nó. Việc tiếp cận và khai thác chất âm chân thực, tự nhiên đầy mộc mạc từ nguồn âm hoài cổ này là điều không mấy dễ dàng với phần lớn những người yêu nhạc hiện đại. Bài viết này chính là giúp người đọc có cái nhìn dễ hiểu và gần gũi hơn về việc nhận biết loại kim và mâm đĩa than.

Để có thể thiết lập được một hệ thống âm thanh analog từ đĩa vinyl thì đầu tiên chúng ta cần có 2 thiết bị cơ bản cấu thành bộ nguồn phát bao gồm mâm đĩa than và phono box. Trong đó thì mâm đĩa than sẽ đóng vai trò đọc dữ liệu âm thanh được ghi trên đĩa vinyl và phono stage sẽ có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu âm thanh thu được trước khi gửi tới pre ampli.

dau dia than luxman pd 151 dep

Mâm đĩa than có cấu cạo tương đối phức tạp với những thành phần cơ bản như sau: thân máy chính, thớt đĩa quay, hệ thống motor, chuyển động và điều tốc, tay cần, và kim đĩa than. Trước hết chúng ta sẽ nói về phần đầu kim (cartridge). Đây là bộ phận ghi nhận những thông tin từ rãnh ghi của đĩa và chuyển nó thành tín hiệu điện. Cấu tạo của cartridge bao gồm mũi kim, nam châm hoặc cuộn dây. Trong đó, thì mũi kim là thành phần trực tiếp tiếp xúc với đĩa than và thu lại tín hiệu dao động thông qua việc chuyển động trên rãnh ghi của đĩa. Những dao động thu được ở mũi kim sẽ được dẫn truyền đến thành phần kế tiếp là một nam châm động hoặc một cuộn dây động rồi sau đó mới tới phono box.

kim man dia than clearaudio artist v2 dep

Tùy thuộc vào thiết kế của Catridge sử dụng nam châm động (MM) hay sử dụng các cuộn dây động (MC) mà hệ thống âm thanh của bạn sẽ cần có một phono box tương thích với tín hiệu thu được từ mâm đĩa than. Tất nhiên là cũng có những mẫu phono box hỗ trợ cả 2 loại MM và MC đang được bày bán trên thị trường để đáp ứng nhu cầu linh động của các người yêu âm nhạc hoài cổ. Ngoài ra, để giữ cho đầu kim không bị trượt khỏi các rãnh ghi của đĩa được đảm nhiệm bởi tay cần (tone-arm). Tay cần có thể được làm từ nhiều vật liệu với hình dạng, màu sắc và khối lượng khác nhau, tuy nhiên luôn phải đảm bảo không tạo ra một sức nặng quá lớn lên mũi kim để tránh làm hư hỏng các bản ghi vinyl.

nieng dia chong rung clearaudio outer limit chuan

Thành phần cuối cùng của mâm đĩa than là hệ thống chuyển động quay với hai thiết kế dành cho hệ thống này là direct-drive và belt-drive. Trong đó thì kiểu thứ thiết kế thứ 2 được sử dụng phổ biến hơn với một động cơ quay tách biệt khỏi mâm đĩa và truyền động thông qua một đai cao su. Một số ít mâm đĩa cao cấp sử dụng thiết kế direct-drive với động cơ quay được gắn trực tiếp với mâm đĩa, thiết kế này yêu cầu rất khắt khe về tiêu chuẩn chế tạo để tránh những rung động phát sinh ảnh hưởng tới thớt đĩa.

Để cân chỉnh tốc độ quay của đĩa, đôi khi các mâm đĩa còn có thêm bộ điều tốc và thường hỗ trợ các nấc cơ bản là 33, 45, và 78 vòng/phút. Nếu muốn có được một mâm đĩa than sở hữu chất lượng thực sự cao cấp thì bạn có thể mua các thành phần rời rạc và thực hiện quá trình lắp ráp và cân chỉnh thủ công. Ưu điểm của lựa chọn này chính là việc bạn có thể nâng cấp từng bộ phận của mâm đĩa nhằm đạt được chất lượng như mong muốn tại mỗi thời điểm nâng cấp. Thông thường, nhà sản xuất sẽ cung cấp công cụ đo đạc và những thông số cụ thể cho việc hiệu chỉnh áp lực mũi kim. Đặc biệt là người dùng có thể lựa chọn các mức tốc độ quay có sẵn trên bộ điều tốc hoặc chính xác hơn là thực hiện những đo đạc, hiệu chỉnh thủ công trên mâm đĩa.

kim man dia than clearaudio mm concept v2 dep

Người dùng cần lưu ý những đặc điểm trên và nắm bắt được công dụng của nó để khi lựa chọn hay sử dụng một mẫu đầu đĩa than không gặp phải bất cứ rắc rối nào và thuận tiện trong việc nghe nhạc.

Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác tại đây

Review mâm đĩa than Torqueo B-12GH Exclusive

Mộc Yên